Đoàn viên Thanh niên với mô hình trồng nho Hạ Đen không hạt. (Nông dân "Gen Z" và câu chuyện khởi nghiệp)

Ngày 23/08/2024 10:21:00

Nghề nông vốn rất vất vả, vì thế, trong suốt một thời gian dài, nhiều người quan niệm chỉ có học cao, thoát ly ruộng đồng mới có thể làm giàu. Thế nhưng, thực tế trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều người trẻ đã chọn quay trở về quê hương khởi nghiệp từ nông nghiệp và có nhiều mô hình thành công. Câu chuyện khởi nghiệp từ giống nho ngoại của những "nông dân trí thức" thuộc thế hệ "Gen Z" ở xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân

Lê Văn Sơn, người dân tộc Mường sinh năm 1999, cử nhân Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội.Hà Việt Huy- chàng trai người dân tộc Thái sinh năm 2000, hiện đang là sinh viên năm 3 Đại học Luật Hà Nội.Hai thanh niên người dân tộc thiểu số ở thôn Xuân Minh 1, xã Xuân Cao, huyện miền núi Thường Xuân này vẫn luôn khát khao, mơ ước làm giàu từ chính mảnh đất quê hương mình. Suy nghĩ trồng cây gì hay thực hiện mô hình kinh tế nào để phù hợp với vùng quê nghèo Xuân Cao luôn canh cánh trong đôi bạn trẻ. Được sự ủng hộ về tài chính cũng như quỹ đất của gia đình, năm 2021, tranh thủ thời gian về quê học trực tuyến do dịch Covid-19, Lê Văn Sơn và Hà Việt Huy đã quyết định khởi nghiệp với mô hình trồng nho Hạ đen, hiện thực hóa mơ ước làm nông nghiệp của mình.
a 1.png
Sơn và Huy biết đến giống nho Hạ đen không hạt trong một lần đến Bắc Giang vào đầu năm 2021. Nhận thấy giống nho này đã được trồng thử nghiệm thành công ở nhiều nơi, hiệu quả kinh tế có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm. Với niềm đam mê sẵn có trong lĩnh vực nông nghiệp, hai chàng trai trẻ đã nghiêm túc học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc nho. Tháng 5/2021, Lê Văn Sơn và Hà Việt Huy quyết định vay hơn 300 triệu đồng từ 2 bên gia đình, người thân đầu tư giàn mái che, hệ thống tưới bán tự động, đưa 540 cây giống nho Hạ đen với giá 100 nghìn đồng/cây từ Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang về trồng trên diện tích 6 sào đất của gia đình. Sau 7 tháng, cây cho thu hoạch lứa quả đầu tiên với giá bán dao động từ 140 đến 160 nghìn đồng/kg.

anh 1.jpgTừ ngày bén duyên với cây nho, hai thanh niên này luôn thường trực ở vườn với những công việc chăm sóc, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, dành nhiều thời gian tìm hiểu kĩ đặc tính của cây, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo đảm môi trường cho nho sinh trưởng, phát triển tốt. Vườn nho được trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ, tăng tuổi thọ của cây, quả đạt chất lượng, đặc biệt là an toàn với người sử dụng.
anh 2.jpg

Là những người đầu tiên đưa giống cây nho Hạ đen không hạt về trồng tại đồng đất của địa phương, cũng là mô hình trồng nho đầu tiên ở miền núi Thanh Hóa, nên sản lượng nho vụ đầu tiên của Lê Văn Sơn, Hà Việt Huy chưa đủ để cung cấp ra thị trường, mới chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và một số tiểu thương. Lê Văn Sơn cho biết, một năm cây ra quả 2 vụ vào tháng 7 và tháng 12, năng suất nho từ năm thứ 2 trở đi sẽ gấp đôi. Dự tính vụ thứ hai này, chất lượng nho sẽ to mọng, giòn, ngọt hơn, năng suất ước đạt từ 3 đến 3,5 tạ/sào, với giá bán khoảng 160 nghìn đồng/kg, vườn nho Xuân Minh sẽ cho thu hoạch khoảng 18 tạ quả, doanh thu đạt gần 300 triệu đồng.
anh 4.jpg

Để nhiều người biết đến vườn nho Xuân Minh, tại thôn Xuân Minh 1, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân, và cũng thuận lợi trong kí kết bao tiêu sản phẩm, tháng 12/2021, Lê Văn Sơn và Hà Việt Huy đã thành lập Hợp tác xã phát triển nông nghiệp xanh Huy Sơn gồm 8 thành viên, lấy Nho Hạ đen làm sản phẩm chủ lực. Hiện, hai bạn trẻ đang trong quá trình đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm Nho thông qua người thân, bạn bè và trên các nền tảng mạng xã hội. Vườn nho Xuân Minh đang là điểm đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm cũng như học hỏi kinh nghiệm trồng loại cây này của nhiều người trong và ngoài địa phương.
Từ những thành công ban đầu hiệu quả bước đầu, tháng 5 năm nay, Lê Văn Sơn đã vay Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Xuân 100 triệu đồng đầu tư mở rộng thêm 10 sào diện tích trồng nho, gồm 700 cây nho Hạ đen và 50 cây nho sữa Hàn Quốc. Hiện, vườn nho Xuân Minh có tổng diện tích 16 sào với hơn 1.400 cây nho, tạo việc làm cho 5 đến 7 lao động thời vụ là người địa phương.
Không chỉ trồng nho Hạ đen, Lê Văn Sơn còn là người đầu tiên mang giống sắn mới về trồng trên đất Xuân Cao, huyện Thường Xuân. Hy vọng, mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, quyết tâm làm, thành công ban đầu mà Lê Văn Sơn, Hà Việt Huy ở xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân mang lại đã góp phần tích cực, khuyến khích người dân miền núi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.
Làm nông chưa bao giờ là một “cuộc chơi” hay một công việc dễ dàng. Con đường hái quả ngọt phía trước vẫn là còn rất dài, đầy gian nan, thử thách. Song, tin tưởng rằng, với sức trẻ, tâm thế chủ động tiếp cận cái mới, khát khao vươn lên, sẽ là chìa khóa cho những “nông dân trí thức” thế hệ “Gen Z” như Lê Văn Sơn, Hà Việt Huy ở miền núi Thường Xuân lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.






Đoàn viên Thanh niên với mô hình trồng nho Hạ Đen không hạt. (Nông dân "Gen Z" và câu chuyện khởi nghiệp)

Đăng lúc: 23/08/2024 10:21:00 (GMT+7)

Nghề nông vốn rất vất vả, vì thế, trong suốt một thời gian dài, nhiều người quan niệm chỉ có học cao, thoát ly ruộng đồng mới có thể làm giàu. Thế nhưng, thực tế trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều người trẻ đã chọn quay trở về quê hương khởi nghiệp từ nông nghiệp và có nhiều mô hình thành công. Câu chuyện khởi nghiệp từ giống nho ngoại của những "nông dân trí thức" thuộc thế hệ "Gen Z" ở xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân

Lê Văn Sơn, người dân tộc Mường sinh năm 1999, cử nhân Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội.Hà Việt Huy- chàng trai người dân tộc Thái sinh năm 2000, hiện đang là sinh viên năm 3 Đại học Luật Hà Nội.Hai thanh niên người dân tộc thiểu số ở thôn Xuân Minh 1, xã Xuân Cao, huyện miền núi Thường Xuân này vẫn luôn khát khao, mơ ước làm giàu từ chính mảnh đất quê hương mình. Suy nghĩ trồng cây gì hay thực hiện mô hình kinh tế nào để phù hợp với vùng quê nghèo Xuân Cao luôn canh cánh trong đôi bạn trẻ. Được sự ủng hộ về tài chính cũng như quỹ đất của gia đình, năm 2021, tranh thủ thời gian về quê học trực tuyến do dịch Covid-19, Lê Văn Sơn và Hà Việt Huy đã quyết định khởi nghiệp với mô hình trồng nho Hạ đen, hiện thực hóa mơ ước làm nông nghiệp của mình.
a 1.png
Sơn và Huy biết đến giống nho Hạ đen không hạt trong một lần đến Bắc Giang vào đầu năm 2021. Nhận thấy giống nho này đã được trồng thử nghiệm thành công ở nhiều nơi, hiệu quả kinh tế có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm. Với niềm đam mê sẵn có trong lĩnh vực nông nghiệp, hai chàng trai trẻ đã nghiêm túc học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc nho. Tháng 5/2021, Lê Văn Sơn và Hà Việt Huy quyết định vay hơn 300 triệu đồng từ 2 bên gia đình, người thân đầu tư giàn mái che, hệ thống tưới bán tự động, đưa 540 cây giống nho Hạ đen với giá 100 nghìn đồng/cây từ Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang về trồng trên diện tích 6 sào đất của gia đình. Sau 7 tháng, cây cho thu hoạch lứa quả đầu tiên với giá bán dao động từ 140 đến 160 nghìn đồng/kg.

anh 1.jpgTừ ngày bén duyên với cây nho, hai thanh niên này luôn thường trực ở vườn với những công việc chăm sóc, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, dành nhiều thời gian tìm hiểu kĩ đặc tính của cây, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo đảm môi trường cho nho sinh trưởng, phát triển tốt. Vườn nho được trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ, tăng tuổi thọ của cây, quả đạt chất lượng, đặc biệt là an toàn với người sử dụng.
anh 2.jpg

Là những người đầu tiên đưa giống cây nho Hạ đen không hạt về trồng tại đồng đất của địa phương, cũng là mô hình trồng nho đầu tiên ở miền núi Thanh Hóa, nên sản lượng nho vụ đầu tiên của Lê Văn Sơn, Hà Việt Huy chưa đủ để cung cấp ra thị trường, mới chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và một số tiểu thương. Lê Văn Sơn cho biết, một năm cây ra quả 2 vụ vào tháng 7 và tháng 12, năng suất nho từ năm thứ 2 trở đi sẽ gấp đôi. Dự tính vụ thứ hai này, chất lượng nho sẽ to mọng, giòn, ngọt hơn, năng suất ước đạt từ 3 đến 3,5 tạ/sào, với giá bán khoảng 160 nghìn đồng/kg, vườn nho Xuân Minh sẽ cho thu hoạch khoảng 18 tạ quả, doanh thu đạt gần 300 triệu đồng.
anh 4.jpg

Để nhiều người biết đến vườn nho Xuân Minh, tại thôn Xuân Minh 1, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân, và cũng thuận lợi trong kí kết bao tiêu sản phẩm, tháng 12/2021, Lê Văn Sơn và Hà Việt Huy đã thành lập Hợp tác xã phát triển nông nghiệp xanh Huy Sơn gồm 8 thành viên, lấy Nho Hạ đen làm sản phẩm chủ lực. Hiện, hai bạn trẻ đang trong quá trình đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm Nho thông qua người thân, bạn bè và trên các nền tảng mạng xã hội. Vườn nho Xuân Minh đang là điểm đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm cũng như học hỏi kinh nghiệm trồng loại cây này của nhiều người trong và ngoài địa phương.
Từ những thành công ban đầu hiệu quả bước đầu, tháng 5 năm nay, Lê Văn Sơn đã vay Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Xuân 100 triệu đồng đầu tư mở rộng thêm 10 sào diện tích trồng nho, gồm 700 cây nho Hạ đen và 50 cây nho sữa Hàn Quốc. Hiện, vườn nho Xuân Minh có tổng diện tích 16 sào với hơn 1.400 cây nho, tạo việc làm cho 5 đến 7 lao động thời vụ là người địa phương.
Không chỉ trồng nho Hạ đen, Lê Văn Sơn còn là người đầu tiên mang giống sắn mới về trồng trên đất Xuân Cao, huyện Thường Xuân. Hy vọng, mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, quyết tâm làm, thành công ban đầu mà Lê Văn Sơn, Hà Việt Huy ở xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân mang lại đã góp phần tích cực, khuyến khích người dân miền núi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.
Làm nông chưa bao giờ là một “cuộc chơi” hay một công việc dễ dàng. Con đường hái quả ngọt phía trước vẫn là còn rất dài, đầy gian nan, thử thách. Song, tin tưởng rằng, với sức trẻ, tâm thế chủ động tiếp cận cái mới, khát khao vươn lên, sẽ là chìa khóa cho những “nông dân trí thức” thế hệ “Gen Z” như Lê Văn Sơn, Hà Việt Huy ở miền núi Thường Xuân lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.






0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)